Cáo Phó HTr Cấp Dũng Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm

VP BHD/UĐL vừa nhận tin buồn, HTr Cấp Dũng NGUYÊN MẪN Lê Viết Lâm đã mãn phần vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 07 tháng 07 năm 2021, (nhằm ngày 28 tháng  05 năm Tân Sửu), tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi.  Hưởng Thượng Thọ 89 tuổi.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Lễ Thọ Cấp Dũng Huynh Trưởng GĐPTVN tại Úc Đại Lợi

  • Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Úc Đại Lợi tiến hành tổ chức Lễ Thọ Cấp cho quý HTr cấp Tấn tân thăng cấp Dũng có tên sau đây:
    • Huynh Trưởng QUẢNG TRÍ Nguyễn Thái Hùng
    • Huynh Trưởng TÂM LỄ Vương Học
  • Địa điểm: Chùa Trúc Lâm, 13 Winspear Ave, Bankstown NSW 2200, Australia
  • Thời gian: 6:00AM Sydney, Chủ Nhật ngày 21.03.2021

Thư Thông Báo Vận Động cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Miền Trung Việt Nam 2020

Kính thưa:    Quý Huynh Trưởng Hội Đồng Các Cấp GĐPTVN UĐL
                  Quý Huynh Trưởng Thành Viên BHD GĐPTVN UĐL
                  Quý Ban Đại Diện Miền
                  Quý Đơn vị GĐPTVN tại Úc Đại Lợi

Thay mặt Ban Hướng Dẫn GĐPTVN UĐL, kính gởi quý anh chị Thư Thông Báo và Thông Tư của BHD GĐPTVN HN về việc vận động cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam.

Kính mong quý Ban, quý Huynh Trưởng cùng nhau thực thi công tác này nhằm chia sẻ phần nào với đồng bào lâm nạn.

Ban Xã Hội sẽ tổng kết số tiền nhận được và chuyển đến BHD GĐPTVN Hải Ngoại để tiến hành công tác cứu trợ Miền Trung vào ngày 31/10/2020.

Khi nhận được thông tin này, xin quý anh chị trả lời cho chúng tôi biết là đã nhận được.

Xin cám ơn quý anh chị.

Kính chúc quý anh chị thân tâm thường an lạc. Phật sự viên thành.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát.

Kính chào Tinh Tấn,
Adelaide ngày 13 tháng 10 năm 2020
Thừa ủy nhiệm Trưởng Ban
Ủy Viên Xã Hội BHD GĐPTVN/UĐL
Thiện Phương Võ Thị Hồng Loan

Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 và Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu BHD GĐPTVN tại Hải Ngoại tổ chức

Nhằm cùng nhau tạo nên nguồn năng lượng cầu nguyện cho nạn dịch bệnh COVID-19 sớm được tiêu trừ cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc, BHD GĐPTVN tại Hải Ngoại chúng tôi trân trọng tổ chức Lễ Cầu Nguyện & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu PL 2564.

Thành Kính Phân Ưu

NAM MÔ TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI
VỪA NHẬN ĐƯỢC TIN BUỒN:
THÂN MẪU:


Của HTr. Cấp Tấn Quảng Trí Nguyễn Thái Hùng, Đại Điện Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi,
Thành viên Hội Đồng Cấp Dũng-Tấn GĐPTVN/UĐL,
và cũng chính là Nội Tổ Mẫu của:
HTr. Cấp Tín Nghiêm Đăng Nguyễn Thái Đăng Khoa, Phó Tổng Thư Ký Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL

Cụ Bà: NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN
Pháp Danh: ĐỨC HỶ

Vãng sanh lúc 12:50 sáng Thứ Bảy ngày 20 tháng 06 năm 2020
(nhằm ngày 29 tháng 04 năm Canh Tý)
Tại Springvale, Melbourne, Victoria Úc Đại Lợi
Hưởng Thọ: 86 tuổi

Trong nỗi niềm mất mát to lớn của Huynh Trưởng Quảng Trí, Huynh Trưởng Nghiêm Đăng và gia quyến, Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Úc Đại Lợi thành kính chia buồn cùng Tang môn hiếu quyến.

Nhất tâm nguyện cầu hồng ân Tam Bảo, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật cùng chư Thánh Chúng, Thùy từ gia hộ, tiếp độ hương linh:

Cụ Bà: NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN
Pháp Danh: ĐỨC HỶ

Tốc xả mê đồ, vãng sanh An lạc quốc.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI

Lá Thư Mùa Phật Đản

NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN VÔ ƯU THỌ HẠ THỊ HIỆN ĐẢN SANH BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Nhân mùa đại lễ Phật Đản Phật lich 2564, thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hải Ngoại:

  • Chúng con thành kính đê đầu đảnh lễ kính dâng lên Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Đại Đức Ni Cố Vấn Giáo Hạnh mùa Đản Sanh vô lượng an lạc.
  • Cùng toàn thể anh chi em Lam viên kính mến, vào ngày trăng tròn cách đây hơn 25 thế kỷ, nhân loại đã hân hoan đón mừng một bậc vĩ nhân toàn giác xuất hiện giữa trần gian. Đó là Thái Tử Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm, sau ngài thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Sự đản sanh của Đức Phật có một ý nghĩa vô cùng trọng đại là: Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến.

Ngài đến để ban vui cứu khổ, xóa tan vô minh, đem lại hòa bình khi nhân loại có chiến tranh, đem giác ngộ cho người lầm lac, đem ánh sáng trí tuệ cho kẻ vô minh, tham dục, và đem cam lồ tưới tẩm kẻ khổ đau….

Đáo lệ hằng năm mùa Phật Đản trở về các chùa viện giăng đèn kết hoa, trầm hương nghi ngút, lễ lạy cúng dường. Gia Đình Phật Tử nơi nơi đóng góp trong đại lễ để ca ngợi sự giáng phàm của đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Thế nhưng mùa Phật Đản sanh năm nay khác thường, sinh hoạt của GĐPT trong mùa Phật Đản tại nhà, qua màn hình…chưa từng có trong cuộc đời sinh hoạt đối với Lam viên chúng ta. Chúng ta thực hiện đạo tràng Phật Đản tại nhà và thân tâm để nguyện cầu cho cả nhân loại đang chìm ngập trong bầu không khi tan tóc khổ đau, các y bác sĩ trên tuyến đầu gồng mình chống chọi với dịch bệnh Covid 19 và xã hội cách ly. Hàng trăm nghìn người đã ra đi trong cô đơn lạnh lẽo không thân bằng quyến thuộc tiển đưa. Hàng triệu người đang quằn quại trong cơn thập tử nhất sinh. Số người nhiễm bệnh và chết mỗi lúc một gia tăng không dừng lại. Giới y khoa cho dù rất tiên tiến nhưng cũng không thể chạy kịp với thời gian. Mạng sống con người trở nên mong manh.

Anh Chị Em kính mến,

Nhân loại đang trong cơn đại dịch tang thương. Anh chị em chúng ta, những người may mắn còn khỏe mạnh, chưa vướng vào dịch bệnh dù đã ảnh hưởng không ít đến kế sinh nhai. Là người con Phật thì chúng ta luôn biết tất cả đều do duyên sinh và không nằm ngoài luật nhân quả. Trong cái cộng nghiệp chung của toàn nhân loại, anh chi em Lam viên chúng ta thực hiện những gì để kỷ niệm ngày Phật Đản Sanh năm nay khi không được hội tụ để lễ lạy, xưng tán sự giáng phàm của đấng từ Tôn?

  • Thiết lập một đạo tràng tự thân, quyết tâm tu tập để chuyển nghiệp và cùng góp lời nguyện cầu thiết tha, góp năng lượng từ bi cho toàn thế giới vượt qua cơn khổ nạn.
  • Phát tâm từ không phân biệt. Làm những việc lành, làm từ thiện như may khẩu trang, góp tịnh tài theo khả năng v.v… cho những nơi thiếu thốn tại địa phương cư ngụ hoặc quê nhà.
  • Hướng dẫn, nhắc nhở gia đình mọi đoàn viên trong đơn vị thực hiện việc trang trí, sắm sửa hoa quả trang nghiêm nơi thờ phượng tư gia để cùng mọi người khắp năm châu mừng ngày Phật Đản.

Mùa Phật Đản Gia Đình Phật Tử cũng là mốc thời gian để quán chiếu sâu sắc nơi chính mình, thực hành lời Phật dạy, nổ lực tu tập theo công hạnh của Ngài để được sự an lạc tiến đến giải thoát. Trong sinh hoạt giao tiếp, chúng ta chỉ nói và làm những điều gì mang lại sự thương yêu đoàn kết để phát triển tổ chúc, tránh những lời phê phán thị phi, hoài nghi chia rẽ, luôn thể hiện tinh thần khiêm cung lễ độ, lục hòa. Đó là kết quả thiết thực nhất để chúng ta dâng lên cúng dường Ngài trong mùa Phật Đản.

Nhất tâm nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát thùy từ gia hộ cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc, nghiệp chướng tiêu trừ, dịch bệnh chóng qua, gia đạo bình an, bồ đề ngày một vững chải.

PL 2564

Hải Ngoại ngày 28 tháng 4 năm

(Nhằm ngày 6 tháng 4 năm Canh Tý )

Quyền Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/HN

QUẢNG GIẢI Huỳnh Kim Hóa


Vesak letter

NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN VÔ ƯU THỌ HẠ THỊ HIỆN ĐẢN SANH BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

On the occasion of the 2564th  anniversary of the Buddha’s Birthday, on behalf of the Vietnamese Buddhist Youth Association Abroad:

  • We respectfully prostrate and make offerings to the Most Venerables, Venerables, respected Monks and Nuns – Advisors of the Dharma, a most happy Vesak season.
  • My dearest Brothers and Sisters, on a full moon day more than 25 centuries ago, humankind rejoiced in celebrating an omniscient greatness that appeared in the world.  It was Prince Siddhartha Gautama, who later became Shakyamuni Buddha.

The birth of the Lord Buddha has a very important meaning: To introduce and guide sentient beings, to awaken and penetrate their Buddha mind from illusion into enlightenment.

He came to give joy, relieve suffering, and eradicate ignorance.  His teachings brings peace when humanity is at war, provides enlightenment to those who are lost, transfers the light of wisdom to the ignorant and greedy, while delivering nectar to bath the afflicted.

Every year, in celebration of Vesak, we as members of  the Vietnamese Buddhist Youth Association return to our temples to contribute towards the celebration of the Lord Buddha’s birthday.  We hang the lights, make floral arrangements as the incense smoke permeates, prostrate and make offerings to celebrate and praise the blessing of the birth of our Great Teacher, Shakyamuni Buddha.

However, this year’s Vesak is unusual, as we will be individually celebrating at home, via our computer screens… a first for us Lam viên.  This is a time for us to practice the Buddha’s teachings in our home, transform our mind and body, to pray for the whole of humanity who is suffering and immersed in the global Covid-19 pandemic.  Health professionals on the frontline are sacrificing themselves, battling to save lives, as society lives in quarantine.

Unfortunately, hundreds of thousands of people have passed away in cold isolation, without a loved one to see them on.  Millions of people are writhing in their deaths.  The number of people infected and dying continues at an ever-increasing pace.  Even though medical science is very advanced, it cannot keep up with the progression of the disease.  Human life is fragile.

Dear Brothers and Sisters,

Humanity is suffering from a terrible pandemic.  We on the whole are fortunate to be healthy, despite the disease having a great impact on our livelihoods and everday life.  As children of the Lord Buddha, we always know all things are produced by causal conditions, as per the karmic law of cause and effect.   In the current collective karma of all humankind, how shall we commemorate this year’s Vesak in this sombre climate, when we are unable to gather to prostrate and celebrate the Lord Buddhas birth?

We shall:

  • Establish a personal place of practice, determined to transform our karma and contribute compassionate energy and earnest prayer to the whole world, to help overcome suffering.
  • Generate loving kindness without discrimination.  Doing good deeds, performing charitable works such as sewing masks, making donations within one’s means etc., to places in need within our locality and/or Vietnam.
  • Guide and remind our members to solemnly decorate their Buddhist alter at home with fruits and flowers, and together in the spirit with Buddhists everywhere, commemorate Buddha’s birthday.

The season of Vesak is also a period for deep self-reflection, application of earnest practice of the Dharma, to achieve peace, which leads liberation.

We shall be humble and harmonious.  Only say and do things that cultivate good merit, and practice the Buddha’s teaching.  We shall perform acts that will bring solidarity and progress towards our Organisation.  That is the most practical way for us to make an offering to the Lord Buddha during Vesak.

We whole-heartedly pray to the Buddhas and Bodhisattvas to compassionately guide and relieve us of our karma to overcome this crisis.  We sincerely pray for world peace, and may sentient beings be happy,  have harmony at home and a steadfast Bodhicitta.

With all my metta,

Buddhist Calendar 2564

Australia, 28th April 2020

(Lunar Calendar: 6th day of the Fourth Month, Year of the Earth Rat)

Acting President of the Vietnamese Buddhist Youth Association Abroad

QUẢNG GIẢI Hùynh Kim Hóa

Cảm Niêm Ân Sủ của Hòa Thương Thich Tuệ Sĩ trong buổi lễ chung thất Cố Đệ Ngũ Tăng Thống

Cẩn bạch nhân lễ tưởng niệm Chung Thất Trưởng Lão Thích Quảng Độ

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Ngưỡng bạch Cố Hòa Thượng Ân Sư.

Than ôi!
Nước chảy đôi dòng,
Thuyền không bến đỗ.

Nước chảy đôi dòng, dòng lệ, dòng đời, hay dòng sông đất khổ,
Thuyền không bến đỗ, bến này, bến nọ, hay bến bãi phù hư.

Dòng nào rồi cũng trở về biển tánh Tỳ-lô,
Bến nào rồi cũng bước lên bờ tâm Bát-nhã.

Nhưng giữa cuồn cuộn sóng trào của thị phi nhân ngã, của thế lực cường quyền, con thuyền độc mộc nhồi trên ngọn sóng, bậc hoa tiêu vẫn giữ vững tay chèo, kiên trung và vô úy. Đó là hình ảnh tuyệt trù của bậc Cao Tăng Phật Giáo Việt Nam giữa ba đào thế thái: Trưởng Lão Thích Quảng Độ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Nhớ Giác Linh xưa!

Ngày 27 tháng 11 năm 1928 – Mậu Thìn,
Xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thác chất.
Vân thủy tam thiên cô đọng thành thể chân tâm siêu phương xuất thế,
Pháp môn tám vạn lưu xuất nên trang hành giả ẩn mặt tuyệt trù.
Đương lúc quê hương khói lửa mịt mù,
Giữa chốn trần lao đa đoan triền phược,
Người lên đường hành cước.

Mấy năm vân du xứ Ấn, tìm lại uyên nguyên Chánh Pháp. Rồi khi đất nước sạch bóng thực dân, đạo lý dân tộc tưởng có cơ duyên tái lập. Nhưng cùng lúc ấy, tham vọng bá quyền chia hai thế giới, đang đẩy dân Việt vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, được khoác cho danh hiệu tiền phong của những ý thức hệ không tưởng và một thiên đường hạ giới độc tôn.

Bấy giờ Ngài trở về Nam, góp sức cùng Chư Tôn phục hưng Chánh Pháp, khơi lại cội nguồn đạo lý Tổ Tiên. Hướng đi văn hóa giáo dục, dựng lại những gì đã sụp đổ, tài bồi thế hệ tương lai, xây dựng đất nước trong hòa bình an lạc, dân tộc Bắc-Nam cùng chung một hướng.

Không bao lâu, Pháp Nạn 1963 bùng nổ, Tăng Đồ khắp nước lao tù. Ngài bị bắt giam, bị tra tấn tàn bạo. Sau khi qua cơn Pháp Nạn, Ngài cùng với các hàng tri thức Phật Giáo miền Nam, Tăng cũng như Tục, trong môi trường giáo dục Đại Học, hiệp lực xây dựng, phát huy truyền thống dân tộc trước nguy cơ xâm thực của chủ nghĩa vô thần và độc thần, đang làm tan rã tình tự dân tộc Bắc-Nam.

Năm 1974 tại Đại Hội kỳ 6, Ngài được đề cử đương vị Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Với tổ chức quy mô rộng lớn của Giáo Hội, đấy là lúc Ngài có thể làm gạch nối, đưa những thành tựu văn hóa giáo dục từ Đại Học vào thực tế xã hội, làm cơ sở xây dựng đất nước.

Thành tựu ấy chưa được bao lâu, đất nước thống nhất, hòa bình tái lập dưới chính sách cai trị khắc nghiệt của chế độ vô sản chuyên chính, cả nước lâm vào cảnh đói nghèo gần như tuyệt vọng, hàng vạn người bỏ nước ra đi, mặc cho số mạng trước ba đào sóng dữ. Đây là lúc chính sách nhất Tăng nhất Tự được ban hành; các cơ sở giáo dục và từ thiện của Phật Giáo bị giải tán, tịch thu, chùa chiền được sung công làm cơ sở Hợp Tác Xã. Phật Giáo miền Nam được đặt trước viễn ảnh của miền Bắc, Phật Giáo chỉ phảng phất trong những hủ tục, mê tín dị đoan.

Trong cương vị lãnh đạo với danh hiệu Tổng Thư Ký, Ngài vẫn giữ vững lập trường, không khuất phục cường quyền, không giải tán cơ cấu Giáo Hội để trở thành một chùa nhỏ trong quận Mười – Sài Gòn.

Sau gần mười năm khống chế, bạo lực không thể khuất phục quảng đại Phật Tử tín tâm bất thối, chính quyền thay đổi sách lược. Một Giáo Hội mới được thành lập, thay thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với tư cách là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản để tập hợp quần chúng, làm chỗ dựa vững chắc cho chế độ trong quần chúng. Hòa Thượng vẫn kiên trì đường lối của Giáo Hội, không xu phụ quyền thế, không làm thành viên cho bất cứ tổ chức chính trị nào. Từ đó, Hòa Thượng trở thành trọng lực chống lại chính sách dùng Phật giáo như là công cụ bảo vệ chế độ.

Cũng từ đó cho đến năm 1998, Ngài trải qua các thời lưu đày biệt xứ, bị quản thúc tại gia, bị tù đày trong các lao ngục từ Nam cho đến Bắc.

Năm 1998, dưới áp lực của những vận động quy mô trong các phong trào nhân quyền, tự do tôn giáo trên thế giới, chính quyền phải phóng thích Hòa Thượng. Tuy trở về đời sống sinh hoạt bình thường, nhưng Ngài vẫn bị chính quyền cô lập, quản chế nghiêm ngặt bằng khẩu lệnh tại một ngôi chùa giữa trung tâm Sài Gòn. Định lực vô úy, Ngài cùng với Hòa Thượng Huyền Quang kiên trì lập trường của Giáo Hội, vận động phục hoạt Giáo Hội, triệu tập Đại Hội 8 bất thường tại Hoa Kỳ với sự tham gia của các vị Tôn Túc vốn là thành viên của Giáo Hội đang lưu vong tại các quốc gia Mỹ, Canada, Úc, châu Âu. Từ Đại Hội này, Hòa Thượng Thích Huyền Quang được suy tôn đương vị Xử Lý Viện Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Giáo Hội được khôi phục, tuy chỉ với cơ sở khung, nhưng trong thực tế đã xứng đáng với vai trò lãnh đạo trong sứ mệnh đấu tranh cho phẩm giá con người.

Cho đến tháng 10 năm 2003, sau Đại Hội bất thường tại Tu Viện Nguyên Thiều, cơ cấu Giáo Hội gồm cả hai Viện được hoàn bị, Hòa Thượng Thích Huyền Quang chính thức được suy tôn đương vị Đệ Tứ Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Tiếng nói của Giáo Hội đã gây ảnh hướng lớn trong và ngoài nước, trong các cộng đồng tự do nhân quyền trên thế giới.

Sau khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang Đệ Tứ Tăng Thống viên tịch năm 2008, Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống suy tôn Ngài đăng lâm pháp tịch ngôi vị Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong cương vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, Ngài đã đơn thân hướng đạo con thuyền Chánh Pháp không bị lạc lối.

Thời gian trôi qua, con thuyền Chánh Pháp trong tình cảnh vận nước ngửa nghiêng, nhân tâm ly tán:

Bao độ cà tan, cà nở nụ,
Mấy mùa lúa rụng, lúa đơm bông.
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc,
Còn chút lòng son gởi núi sông.

Tháng 10 năm 2018, Ngài rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện, nơi gắn bó bao năm trước và sau danh phận tù đày, trở về quê cũ Thái Bình. Hai tháng sau Ngài trở lại Sài Gòn, cư trú tại chùa Từ Hiếu cho đến ngày viên tịch. Dự tri thời chí, trước khi viên tịch, Ngài đã ban hành các Giáo Chỉ ổn định sinh hoạt Giáo Hội cùng với di chúc và ủy thác sứ mệnh cho người kế thừa mà Ngài tin tưởng và chọn lựa.

Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa thượng!

Mình hài xưa đã cháy,
Còn lại bát tro tàn,
Với uy nghiêm Đạo Thống,
Xin nguyện giữ Cương Duy.

Ô hô!

Phương trượng Thanh Minh còn lưu hình lão hạc,
Thiền đường Từ Hiếu chưa ấm dáng cổ tùng.
Thế sự đa đoan, đảo điên nhân ngã,
Cõi đời phiền trược, đố kỵ tương tranh.

Người đã đến và đã đi, đi trong cõi tịch nhiên vô trụ, mà vẫn thường trụ trong lòng đất khổ.

Tro cốt của Người theo di nguyện sẽ hòa vào đại dương, cùng với sóng cả biển Đông theo con thuyền cứu khổ của Bồ-tát Nam Hải.

Bóng dáng uy nghiêm đã khuất, âm dung còn phảng phất không chỉ trong lòng những kẻ hữu duyên, mà trong cả Phật Giáo Việt Nam, trong cả tự tình dân tộc.

Giữa im lặng hồn nhiên, lòng người thổn thức,
Kính tiễn bậc Cao Tăng du phương trong Vô Trụ Xứ.
Xin dâng ba lạy này nguyên vẹn một tâm tang,
Kính nguyện Giác Linh Người cao đăng Phật Quốc.

NAM MÔ VIỆT NAM PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT GIÁO HỘI ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG THƯỢNG QUẢNG HẠ ĐỘ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG GIÁC LINH THÙY TỪ NHÃ GIÁM.

Khể thủ lễ túc Giác Linh Hòa Thượng!
Môn hạ thị lập – Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ

Thầy Quảng Độ hết lòng, hết dạ cho Đạo pháp

Sau khi Trí Quang Thượng Nhân từ Tu viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn về Tổ đình Từ Đàm-Huế vào năm 2013, tôi Tỷ khưu Thích Thái Hòa, có duyên lành đến đảnh lễ và hầu Thượng nhân tại Phương trượng Tổ đình Từ Đàm-Huế nhiều lần và đã được Thượng nhân thương, dạy bảo cho nhiều điều hữu ích, liên hệ đến các pháp môn tu học, kinh nghiệm làm việc qua các thời kỳ, việc phiên dịch kinh điển, việc hoằng pháp lợi sinh… Những lời dạy của Thượng Nhân vô cùng quý báu, thiết thực và hữu ích. Trong đó có những điều Thượng nhân dạy có liên hệ đến Hòa thượng Thích Quảng Độ, tôi  kính cẩn ghi lại để sách tấn chính mình qua lời dạy của Thượng nhân và dâng lên cúng dường Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN, nhân ngày Tưởng niệm Chung thất của Người.

Thượng nhân Trí Quang dạy: Trong cuộc đấu tranh 1963, thầy Quảng Độ rất gan dạ, đóng góp sự can đảm vào sự đấu tranh này rất lớn. Thầy Quảng Độ thường ngày sáng sớm từ chùa Giác Minh mang đến chùa Xá Lợi, những bản tin mà thầy dịch từ các báo chí nước ngoài. Những bản tin này được đánh máy, quây Ronio và phát cho phật tử đến chùa Xá Lợi tụng kinh vào những buổi tối. Thầy Quảng Độ đã nhận lời với ban tổ chức, sẵn sàng cầm đầu một đoàn biểu tình, phụ tá thầy Quảng Độ có thầy Chánh Lạc. Dù bị công an cảnh sát ngặn chặn mọi cách, nhưng thầy Quảng Độ đã tìm đủ mọi cách để đến được nơi địa điểm đã quy định, để thực hiện cuộc biểu tình. Thầy Quảng Độ cầm loa phát thanh kêu gọi và điều hành cuộc biểu tình. Loa phóng thanh bị công an cảnh sát đập nát, nhưng thầy Quảng Độ vẫn nói to bằng miệng. Thầy lại bị công an cảnh sát bóp cổ, đánh đá tơi bời, đầu bị téc, máu chảy đầy mặt, nhưng thầy vẫn nói cho quần chúng biết mục đích và ý nghĩa của cuộc biểu tình. Cảnh sát công an bắt thầy Quảng Độ và quần chúng ném lên xe cày, rồi chở đi về An dưỡng địa, nhốt ở trong hàng rào kẽm gai mấy ngày liền. Cuộc biểu tình do thầy Quảng Độ và thầy Chánh Lạc tổ chức bị đàn áp dã man và rất khốc liệt, nhưng rất thành công, vì đã làm cho thế giới biết rõ bộ mặt thật gian ác của chế độ Diệm, đối với Phật giáo qua những bài viết tường trình của các ký giả báo chí ngoại quốc. Vì ngay trong cuộc biểu tình này, một số ký giả ngoại quốc cũng bị hành hung bởi công an cảnh sát. Phải nói rằng, thầy Quảng Độ là một người rất gan dạ. Một vị “Công thần của Phật pháp”.

Thượng nhân kể: “Trong công việc phục hoạt GHPGVNTN, thầy Quảng Độ được thầy Huyền Quang ủy cử đến Già-lam mời tôi đăng lâm Pháp tịch Tăng Thống, trong đại hội bất thường, năm 2003, tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Tôi nói: “một tuần sau tôi sẽ trả lời”. Sau một tuần, thầy Quảng Độ đến Già-lam gặp tôi, tôi nói: “Thầy Huyền Quang và thầy Quảng Độ sắp xếp mời tôi đăng lâm pháp tịch Tăng Thống, tôi thấy quý thầy sống và làm việc rất có tình, có lý. Nhưng tôi im lặng lâu quá rồi, bây giờ tôi đứng sau quý thầy để hỗ trợ, các thầy cứ làm, mời thầy Huyền Quang làm Tăng Thống. Công lao đối với Giáo Hội, thầy Huyền Quang xứng đáng trong lúc này. Thượng nhân đã nói như vậy với thầy Quảng Độ”.

Điều này không những sau này, tôi được nghe Thượng nhân kể mà trước đó, chính tôi cũng được nghe Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang kể cho nghe tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định; và Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng  kể lại điều này cho nghe tại Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn vào năm 2003, khi hai Ngài giao trách nhiệm cho tôi và thầy Hải Tạng, đi tham vấn và thỉnh ý các bậc Tôn đức về việc Tổ chức Đại hội bất thường, để phục hoạt GHPGVNTN và cung thỉnh dự kiến các Ngài đăng lâm pháp tịch trong Hội đồng lưỡng viện GHPGVNTN, trong Đại hội bất thường vào năm 2003, tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định.

Nhiều lần tôi được hầu Trí Quang Thượng Nhân, tại Phương trượng Tổ đình Từ Đàm-Huế, mỗi khi nhắc đến GHPGVNTN, Thượng nhân thường dạy: “Tôi rất thương tâm huyết của thầy Quảng Độ đối với Đạo pháp, đối với Giáo hội. Thầy Quảng Độ đã nói: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bây giờ chỉ còn lại như một cột nhà cháy, nhưng tôi vẫn sẵn sàng ôm cột nhà cháy này để chết”.

Thượng nhân nói: Lời nói của thầy Quảng Độ rất “trung kiên và thủy chung”. Tôi hết sức thương quý thầy Quảng Độ, thầy là người hết lòng, hết dạ cho Đạo pháp! Và sau này, tôi mới biết Trí Quang Thượng Nhân đã có lời xưng tán Hòa thượng Thích  Quảng Độ năm chữ “Pháp Vương Trung Lương Kiệt = 法王忠良傑”, trong một bức hoành, rồi cử người mang đến Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn, để tặng trực tiếp Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Cung kính ghi

Tỷ khưu Thích Thái Hòa

LÁ THƯ TRƯỞNG BAN – TRONG MÙA COVID-19

Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Cùng toàn thể Quý Huynh Trưởng GĐPTVN tại Úc Đại Lợi kính mến,

Dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, mọi người lo sợ hoan mang, trên các cơ quan truyền thông truyền hình cập nhật liên tục mỗi ngày, số nạn nhân gia tăng khủng khiếp, các cơ quan y tế thông tin hướng dẫn nhắc nhở chúng ta phòng bệnh.

Lá thư hôm nay xin nói về chuyện Anh Chị Em sinh hoạt tại nhà, nói chuyện đạo liên hệ COVID-19, bốn tuần trôi qua hầu hết anh chị em đã bế môn tại nhà để ngăn ngừa sự lây  nhiễm dịch bệnh COVID-19, các Đơn vị tạm ngưng sinh hoạt vô hạn định, trên thế giới số người chết và lây nhiễm gia tăng từng ngày, nhất là tại các nước Âu Mỹ mặc dù điều kiện  khoa hoc tiên tiến, kinh tế phồn thịnh nhưng vẫn không tránh khỏi và đáng sợ. Hơn nữa khi bệnh dịch tiếp tục lây lan rộng đến các nước nghèo khổ, lạc hậu đói kém các nước thứ ba như ở Châu Phi… Lúc đó số người chết sẽ tăng lên hàng triệu người vì tinh trạng mật độ chung, sống  chật  hẹp  chen  chúc  nên  rất  dễ  lây  lan  cụ  thể  như   Châu  Phi  hay   Ấn  Độ.   Người chết thì đã chết nhưng người sống thì vẫn phải sống nhất là trong những xã hội nghèo khó trong tình trạng bị cô lập hiện nay như Việt Nam… Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu tầng lớp lao động trong xã hội, kẻ mưu sinh độ nhật của họ hầu như bế tắt, hàng triệu con người buôn gánh bán bưng mưu sinh đầu đường xó chợ kiếm sống từng ngày, họ hầu như không tích lũy, không hưu bổng, không trợ cấp xã hội, họ là một hạng người bất hạnh trước thảm cảnh COVID-19 hiện nay. Chính trị , kinh tế, văn hóa xã hội rồi cũng sẽ đổi thay, lòng ích kỷ, tham lam, đố kỵ, thù hận không vì vậy mà lắng dịu đổi thay, đó là hiện tượng thế giới bên ngoài.

Anh Chi Em kính mến,

Bốn tuần không đi sinh hoạt, một khoảng thời gian nhớ mái chùa, nhớ đàn em, nhớ  người đồng sự, bao nhiêu kế hoạch chương trình sinh hoạt từ cơ sở đến thượng tầng của Tổ chức đều thay đổi, nhưng bù lại đây là thời gian vô cùng quý giá để ta sống lại với chính mình quán chiếu thật sâu nội tâm gạn lọc và chuyển hóa những thói quen tiêu cực của tâm trí, trực nhận được chân lý mà tinh tấn phát khởi Bồ Đề Tâm.

Anh Chị Em kính mến,

Chúng ta đang sống trong cảnh Kham Nhẫn cõi Ta Bà thì phải bị chi phối bởi sinh lão bệnh tử và chịu chung cả cộng nghiệp và biệt nghiệp, phước báo của từng cá nhân hay cả cộng đồng cùng thọ, không có gì là ngẫu nhiên kể cả dịch bẹnh chiến tranh, người Phật tử chúng ta cũng luôn tĩnh táo biết rằng có sinh tất có diệt, có đến có đi, bệnh tật sẽ qua đi vaccine sẽ hình thành để chữa trị con người.

Thời gian cách ly có thể kéo dài, là cũng thời gian anh anh chi em lớn tuổi chăm sóc lại khu vườn nhỏ, anh chị có con nhỏ cận kề chỉ bày cho các cháu hoc hành giáo dục thương yêu, vợ chồng đỡ đần chia sẻ cảm thông sau bao lâu đã tất bật nhọc nhằn, một không gian tĩnh lặng một thời gian chủ động tuyệt vời để Phật hóa gia đình, công phu kinh kệ thiền tọa….

Đã lâu rồi người Huynh Trưởng chăm chỉ làm việc như con ong hút mật, con tằm nhả tơ, hướng dẫn đàn em sáng Chủ nhật cũng tất bật, thì giò đây ta làm chủ thời gian, khinh an thảnh thơi quay lại nhìn mình, nhìn vào bên trong để nhận diện để lắng nghe những gì là tích cực, tiêu cực từ tâm ý của mình (tâm dẫn đầu các pháp). Học hỏi tích lũy kiến thức Phật học là để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày để sống đời an lạc thảnh thơi, ngoài ra còn nhận lãnh trọng trách phổ độ chúng sanh trong vai trò người Huynh Trưởng. Anh chị em chúng ta, mỗi người có một căn cơ sai biệt nên sự hiểu biết giáo lý có nông cạn khác nhau, giống như cây cỏ thực vật tiếp nhận một cơn mưa. Trên căn bản làm Huynh Trưởng thì ai cũng hiểu về Nhân quả, Luân hồi, Nhân duyên sanh, Tứ Đế hay con đường Bát Chánh, Tam Pháp Ấn …

Anh Chị kính mến,

Chúng ta đến với đạo Phật là để giải quyết bài toán mưu cầu hạnh phúc, trước là hạnh phúc của người thế tục, tiến xa hơn nữa là hạnh phúc của chân đế, nhưng làm sao để có hạnh phúc ngay ở nhân gian nầy? Câu hỏi cũng chính là câu trả lời mà lâu nay chúng ta đã học thuộc bài nhưng cái bẩy sập của Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si , Mạn, Nghi, Ác Kiến, sợ hải làm lu mờ Phật tánh bên trong. Một khi nhìn vào đức Phật bên trong thì ta mới có khả  năng nhận diện ra cái bẩy sập kia là trò ảo hóa, bây giờ chân lý sẽ hiển bày mà không phải tìm kiếm đâu xa.

Đúc Phật dạy, “Bạn là chủ nhân của chính bạn. Bạn làm nên tương lai của chính mình.”

Ta tự hỏi hạnh phúc an lạc đã có mặt với mình bây giờ và ở đây không? Nếu có xin kính tặng anh chi búp sen thành tựu tu học, nếu không thì ta đang lạc lối phải quay về, không vọng cầu  ở một tương lai Vô thường, Khộ, Vô Ngã. Hạnh phúc sẽ không chờ đến khi mình về hưu, có tiền của, con cái học thành tài có học vị danh giá trong xã hội… Đó là giấc mơ khi trong định đề Tam Pháp Ấn.

Hiện trạng dịch bệnh COVID-19 rồi sẽ qua, hệ quả thì không cùng, cái chính của chúng ta là quán thật sâu sắc để thấy được giáo lý nhiêm màu đạo Phật về Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, để thấy vũ trụ và loài người cũng thoáng hiện rồi tắt lim trong duyên hợp duyên tan. Cho nên vì vậy mỗi một ngày đi qua mình phải biêt trân quý cuộc sống, làm những viêc cần làm, nói và hành động trong tỉnh thức đem lại an vui và lợi lạc cho mọi người nếu có thể. Mở rông trái  tim yêu thương, phát tâm bố thí, tránh xa ý tưởng tham lam, sân hận, tà kiến, biên kiến, chấp thủ, được như vậy ta có an lạc vững chải làm nơi nương tựa cho vợ chồng con cái trong nhà, ra đến thân bằng quyến thuộc, xã hội chúng sanh.

Học thì phải hành, có hành trì thì trí tuệ mới khai sáng mới cảm nhận mới hiểu biết, mới cảm thông, mở lòng ra yêu thương, bằng không sở học nó chỉ là mớ kiến thức, cái “đẩy sách” mà thôi. Học kinh điển thì lúc nào cũng phải học là kim chỉ nam cho hành giả nhưng phải luôn cảnh giác đừng để sở học thành sở tri chướng làm ngăn ngại con đường hành trì chúng ta.

Thư đã dài, xin chia sẻ đến anh chi em những hành trì và tư duy trong mùa đại dịch, chúng ta cùng nhau chấp tay nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát, thùy từ gia hộ giải nghiệp chúng sanh vượt qua cơn bỉ ngạn.

Kính chào Tinh Tấn,

Phật lịch 2563,

Úc Đại Lợi, ngày 05 tháng 04 năm 2020

TM. BHD GĐPTVN/UĐL

Trưởng Ban

QUẢNG GIẢI Huỳnh Kim Hóa


Summarised Translation:

THE NATIONAL PRESIDENT’S LETTER

DURING THE COVID-19 PANDEMIC

Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Dear Leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association (VBYA) of Australia,

The COVID-19 pandemic has swept the globe, making everyone concerned as we receive constant updates from the media regarding increasingly alarming infection rates and public health announcements as to how to safe guard ourselves from the virus.

Today’s letter will be addressing the current stay-at-home situation and Dharma talk relating to COVID-19. It has been four weeks since we have been advised to stay at home, and VBYA Branches around Australia have had to temporarily cease operations until further notice. As the number of infections rise daily, especially seen in Europe and North America, places that enjoy the benefits of advance science and strong economies; it is worrying that these places have not been spared the effects of the pandemic. Furthermore, as the pandemic continues to spread to poorer, third-world countries, and lesser developed parts of the globe such as India, Africa… The death toll then will increase to the millions, due to crowding, population density and various socio-economic factors. People will die, but the living must continue to live isolated, often in the poorest and hardest conditions – Vietnam included. This pandemic will have far reaching effects to all layers of society, as livelihoods and income are affected or cease to exist, and people struggle to make ends meet, as many people will have meagre or no savings, no socio-economic safety net to fall back on. These people are the most unfortunate and vulnerable victims of the COVID-19 pandemic. Politics, economics, culture and society are constantly changing; selfishness, greed, envy and enmity does not, hence there is flux. This is the phenomenon of the outside world.

Dear Brothers and Sisters,

After four weeks of not attending Sinh Hoạt, during this time we have begun to miss our temple, our Youth Members, and fellow Leaders. All levels of operations within our organisation have been affected. However during this period, we have also been given valuable free time to return to oneself, to deeply meditate and transform ourselves, to change our usual negative habits to the those performed by an enlightened mind (Bodhicitta – Bồ Đề Tâm).

Dear Brothers and Sisters,

We are living in the Samsara realm (Cõi Ta Bà), so will be ruled by the endless cycle of birth, old age, sickness and death, and experience Collective Karma (Cộng Nghiệp) and Individual Karma (Biệt Nghiệp), together with individual and shared merit. There are no coincidences, hence even with a pandemic war, we Buddhists are always conscious that there will be births and hence deaths, diseases will be come and go, and a vaccine will be created to cure people.

We have embraced Buddhism in order to attain happiness, but how do we achieve happiness in our current lives? The question is also the answer that we have learnt all along regarding:

  • Fortune, Fame, Beauty, Food/Drink & Sleep/Rest
  • Attachment/Greed, Anger, Ignorance, Pride, Doubt and False Views.

These afflictions cloud our Buddha nature within. Once we look into the Buddha inside ourselves, only then will we be able perceive the surrounding traps and illusions, and the truth will be clear before us – there is no need to search far and wide.

The Buddha taught: “We are our own masters. We create our own destinies.”

We must practice what we learn. Only through practice will wisdom be achieved, hence comes understanding, and loving compassion. Otherwise our study is only mere knowledge.

The letter has been long, as I wished to share with you my thoughts and practice during this great time. Let us all put our hands together in prayer, and pray to the Buddhas, the Bodhisattvas to compassionately guide and relieve us of our karma, and overcome this crisis.

With all my metta,

On behalf of the National Steering Committee,

Of the Vietnamese Buddhist Youth Association of Australia National President

QUẢNG GIẢI Huỳnh Kim Hóa

Buddhist Calendar 2563, Australia, 5th April 2020

LÁ THƯ TRƯỞNG BAN – TRONG MÙA COVID-19

Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Cùng toàn thể Quý Huynh Trưởng GĐPTVN tại Úc Đại Lợi kính mến,

Dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, mọi người lo sợ hoan mang, trên các cơ quan truyền thông truyền hình cập nhật liên tục mỗi ngày, số nạn nhân gia tăng khủng khiếp, các cơ quan y tế thông tin hướng dẫn nhắc nhở chúng ta phòng bệnh.

Lá thư hôm nay xin nói về chuyện Anh Chị Em sinh hoạt tại nhà, nói chuyện đạo liên hệ COVID-19, bốn tuần trôi qua hầu hết anh chị em đã bế môn tại nhà để ngăn ngừa sự lây  nhiễm dịch bệnh COVID-19, các Đơn vị tạm ngưng sinh hoạt vô hạn định, trên thế giới số người chết và lây nhiễm gia tăng từng ngày, nhất là tại các nước Âu Mỹ mặc dù điều kiện  khoa hoc tiên tiến, kinh tế phồn thịnh nhưng vẫn không tránh khỏi và đáng sợ. Hơn nữa khi bệnh dịch tiếp tục lây lan rộng đến các nước nghèo khổ, lạc hậu đói kém các nước thứ ba như ở Châu Phi… Lúc đó số người chết sẽ tăng lên hàng triệu người vì tinh trạng mật độ chung, sống  chật  hẹp  chen  chúc  nên  rất  dễ  lây  lan  cụ  thể  như   Châu  Phi  hay   Ấn  Độ.   Người chết thì đã chết nhưng người sống thì vẫn phải sống nhất là trong những xã hội nghèo khó trong tình trạng bị cô lập hiện nay như Việt Nam… Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu tầng lớp lao động trong xã hội, kẻ mưu sinh độ nhật của họ hầu như bế tắt, hàng triệu con người buôn gánh bán bưng mưu sinh đầu đường xó chợ kiếm sống từng ngày, họ hầu như không tích lũy, không hưu bổng, không trợ cấp xã hội, họ là một hạng người bất hạnh trước thảm cảnh COVID-19 hiện nay. Chính trị , kinh tế, văn hóa xã hội rồi cũng sẽ đổi thay, lòng ích kỷ, tham lam, đố kỵ, thù hận không vì vậy mà lắng dịu đổi thay, đó là hiện tượng thế giới bên ngoài.

Anh Chi Em kính mến,

Bốn tuần không đi sinh hoạt, một khoảng thời gian nhớ mái chùa, nhớ đàn em, nhớ  người đồng sự, bao nhiêu kế hoạch chương trình sinh hoạt từ cơ sở đến thượng tầng của Tổ chức đều thay đổi, nhưng bù lại đây là thời gian vô cùng quý giá để ta sống lại với chính mình quán chiếu thật sâu nội tâm gạn lọc và chuyển hóa những thói quen tiêu cực của tâm trí, trực nhận được chân lý mà tinh tấn phát khởi Bồ Đề Tâm.

Anh Chị Em kính mến,

Chúng ta đang sống trong cảnh Kham Nhẫn cõi Ta Bà thì phải bị chi phối bởi sinh lão bệnh tử và chịu chung cả cộng nghiệp và biệt nghiệp, phước báo của từng cá nhân hay cả cộng đồng cùng thọ, không có gì là ngẫu nhiên kể cả dịch bẹnh chiến tranh, người Phật tử chúng ta cũng luôn tĩnh táo biết rằng có sinh tất có diệt, có đến có đi, bệnh tật sẽ qua đi vaccine sẽ hình thành để chữa trị con người.

Thời gian cách ly có thể kéo dài, là cũng thời gian anh anh chi em lớn tuổi chăm sóc lại khu vườn nhỏ, anh chị có con nhỏ cận kề chỉ bày cho các cháu hoc hành giáo dục thương yêu, vợ chồng đỡ đần chia sẻ cảm thông sau bao lâu đã tất bật nhọc nhằn, một không gian tĩnh lặng một thời gian chủ động tuyệt vời để Phật hóa gia đình, công phu kinh kệ thiền tọa….

Đã lâu rồi người Huynh Trưởng chăm chỉ làm việc như con ong hút mật, con tằm nhả tơ, hướng dẫn đàn em sáng Chủ nhật cũng tất bật, thì giò đây ta làm chủ thời gian, khinh an thảnh thơi quay lại nhìn mình, nhìn vào bên trong để nhận diện để lắng nghe những gì là tích cực, tiêu cực từ tâm ý của mình (tâm dẫn đầu các pháp). Học hỏi tích lũy kiến thức Phật học là để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày để sống đời an lạc thảnh thơi, ngoài ra còn nhận lãnh trọng trách phổ độ chúng sanh trong vai trò người Huynh Trưởng. Anh chị em chúng ta, mỗi người có một căn cơ sai biệt nên sự hiểu biết giáo lý có nông cạn khác nhau, giống như cây cỏ thực vật tiếp nhận một cơn mưa. Trên căn bản làm Huynh Trưởng thì ai cũng hiểu về Nhân quả, Luân hồi, Nhân duyên sanh, Tứ Đế hay con đường Bát Chánh, Tam Pháp Ấn …

Anh Chị kính mến,

Chúng ta đến với đạo Phật là để giải quyết bài toán mưu cầu hạnh phúc, trước là hạnh phúc của người thế tục, tiến xa hơn nữa là hạnh phúc của chân đế, nhưng làm sao để có hạnh phúc ngay ở nhân gian nầy? Câu hỏi cũng chính là câu trả lời mà lâu nay chúng ta đã học thuộc bài nhưng cái bẩy sập của Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si , Mạn, Nghi, Ác Kiến, sợ hải làm lu mờ Phật tánh bên trong. Một khi nhìn vào đức Phật bên trong thì ta mới có khả  năng nhận diện ra cái bẩy sập kia là trò ảo hóa, bây giờ chân lý sẽ hiển bày mà không phải tìm kiếm đâu xa.

Đúc Phật dạy, “Bạn là chủ nhân của chính bạn. Bạn làm nên tương lai của chính mình.”

Ta tự hỏi hạnh phúc an lạc đã có mặt với mình bây giờ và ở đây không? Nếu có xin kính tặng anh chi búp sen thành tựu tu học, nếu không thì ta đang lạc lối phải quay về, không vọng cầu  ở một tương lai Vô thường, Khộ, Vô Ngã. Hạnh phúc sẽ không chờ đến khi mình về hưu, có tiền của, con cái học thành tài có học vị danh giá trong xã hội… Đó là giấc mơ khi trong định đề Tam Pháp Ấn.

Hiện trạng dịch bệnh COVID-19 rồi sẽ qua, hệ quả thì không cùng, cái chính của chúng ta là quán thật sâu sắc để thấy được giáo lý nhiêm màu đạo Phật về Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, để thấy vũ trụ và loài người cũng thoáng hiện rồi tắt lim trong duyên hợp duyên tan. Cho nên vì vậy mỗi một ngày đi qua mình phải biêt trân quý cuộc sống, làm những viêc cần làm, nói và hành động trong tỉnh thức đem lại an vui và lợi lạc cho mọi người nếu có thể. Mở rông trái  tim yêu thương, phát tâm bố thí, tránh xa ý tưởng tham lam, sân hận, tà kiến, biên kiến, chấp thủ, được như vậy ta có an lạc vững chải làm nơi nương tựa cho vợ chồng con cái trong nhà, ra đến thân bằng quyến thuộc, xã hội chúng sanh.

Học thì phải hành, có hành trì thì trí tuệ mới khai sáng mới cảm nhận mới hiểu biết, mới cảm thông, mở lòng ra yêu thương, bằng không sở học nó chỉ là mớ kiến thức, cái “đẩy sách” mà thôi. Học kinh điển thì lúc nào cũng phải học là kim chỉ nam cho hành giả nhưng phải luôn cảnh giác đừng để sở học thành sở tri chướng làm ngăn ngại con đường hành trì chúng ta.

Thư đã dài, xin chia sẻ đến anh chi em những hành trì và tư duy trong mùa đại dịch, chúng ta cùng nhau chấp tay nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát, thùy từ gia hộ giải nghiệp chúng sanh vượt qua cơn bỉ ngạn.

Kính chào Tinh Tấn,

Phật lịch 2563,

Úc Đại Lợi, ngày 05 tháng 04 năm 2020

TM. BHD GĐPTVN/UĐL

Trưởng Ban

QUẢNG GIẢI Huỳnh Kim Hóa


Summarised Translation:

THE NATIONAL PRESIDENT’S LETTER

DURING THE COVID-19 PANDEMIC

Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện.

Dear Leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association (VBYA) of Australia,

The COVID-19 pandemic has swept the globe, making everyone concerned as we receive constant updates from the media regarding increasingly alarming infection rates and public health announcements as to how to safe guard ourselves from the virus.

Today’s letter will be addressing the current stay-at-home situation and Dharma talk relating to COVID-19. It has been four weeks since we have been advised to stay at home, and VBYA Branches around Australia have had to temporarily cease operations until further notice. As the number of infections rise daily, especially seen in Europe and North America, places that enjoy the benefits of advance science and strong economies; it is worrying that these places have not been spared the effects of the pandemic. Furthermore, as the pandemic continues to spread to poorer, third-world countries, and lesser developed parts of the globe such as India, Africa… The death toll then will increase to the millions, due to crowding, population density and various socio-economic factors. People will die, but the living must continue to live isolated, often in the poorest and hardest conditions – Vietnam included. This pandemic will have far reaching effects to all layers of society, as livelihoods and income are affected or cease to exist, and people struggle to make ends meet, as many people will have meagre or no savings, no socio-economic safety net to fall back on. These people are the most unfortunate and vulnerable victims of the COVID-19 pandemic. Politics, economics, culture and society are constantly changing; selfishness, greed, envy and enmity does not, hence there is flux. This is the phenomenon of the outside world.

Dear Brothers and Sisters,

After four weeks of not attending Sinh Hoạt, during this time we have begun to miss our temple, our Youth Members, and fellow Leaders. All levels of operations within our organisation have been affected. However during this period, we have also been given valuable free time to return to oneself, to deeply meditate and transform ourselves, to change our usual negative habits to the those performed by an englightened mind (Bodhicitta – Bồ Đề Tâm).

Dear Brothers and Sisters,

We are living in the Samsara realm (Cõi Ta Bà), so will be ruled by the endless cycle of birth, old age, sickness and death, and experience Collective Karma (Cộng Nghiệp) and Individual Karma (Biệt Nghiệp), together with individual and shared merit. There are no coincidences, hence even with a pandemic war, we Buddhists are always conscious that there will be births and hence deaths, diseases will be come and go, and a vaccine will be created to cure people.

We have embraced Buddhism in order to attain happiness, but how do we achieve happiness in our current lives? The question is also the answer that we have learnt all along regarding:

  • Fortune, Fame, Beauty, Food/Drink & Sleep/Rest
  • Attachment/Greed, Anger, Ignorance, Pride, Doubt and False Views.

These afflictions cloud our Buddha nature within. Once we look into the Buddha inside ourselves, only then will we be able perceive the surrounding traps and illusions, and the truth will be clear before us – there is no need to search far and wide.

The Buddha taught: “We are our own masters. We create our own destinies.”

We must practice what we learn. Only through practice will wisdom be achieved, hence comes understanding, and loving compassion. Otherwise our study is only mere knowledge.

The letter has been long, as I wished to share with you my thoughts and practice during this great time. Let us all put our hands together in prayer, and pray to the Buddhas, the Bodhisattvas to compassionately guide and relieve us of our karma, and overcome this crisis.

With all my metta,

On behalf of the National Steering Committee,

Of the Vietnamese Buddhist Youth Association of Australia National President

QUẢNG GIẢI Huỳnh Kim Hóa

Buddhist Calendar 2563, Australia, 5th April 2020