Bài Sám Hối
Sám hối là tự mình nhận lỗi lầm mình đã làm nên và nguyện sẽ sửa đổi, không tái phạm. Bài Sám Hối Phát Nguyện được chia làm ba đoạn với ý nghĩa của từng đoạn như sau:
1. Ðệ tử kính lạy đức Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, thập phương chư Phật, vô lượng Phật Pháp cùng Thánh Hiền Tăng.
Ðoạn này có nghĩa là: Ðệ tử kính lạy Phật, Pháp, và Tăng.
2. Ðệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngữa trông ơn Phật, từ bi gia hộ, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui tu tập, phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại.
Ðoạn này có nghĩa là: Nhờ Phật dạy nên con biết được tội lỗi, con xin nguyện sám hối.
3. Ðặng cứu độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng tất cả chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo.
Ðoạn này có nghĩa là: Con xin nguyện cứu độ thân bằng quyến thuộc và chúng sanh đều thành Phật.
Bài Sám Hối Phát Nguyện có nghĩa là: Ðứng trước Phật, Pháp, Tăng con xin ăn năn và chừa bỏ tất cả lỗi lầm, nguyện theo lời Phật dạy làm lành, lánh ác, cố gắng tu tập để cứu độ gia đình cùng tất cả chúng sanh đều thành Phật.
The Lesson of Repentance
To repent is to accept the mistakes and vow to change and never repeat those mistakes. The lesson of repentance of the Buddhist Youth Association is divided into three sub-sections:
1. Ðệ tử kính lạy đức Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, thập phương chư Phật, vô lượng Phật Pháp cùng Thánh Hiền Tăng.
a. Kính lạy: bow down with respect.
b. Thập phương chư Phật: the Buddhas of all places, from all directions.
c. Vô lượng: immeasurable.
This sub-section means to bow down with respect in front of the Shakyamuni Buddha, and all other Buddhas from every where, the immeasurable Buddha’s teachings, and all the Shanga.
2. Ðệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc ngày an vui tu tập, phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại.
a. Lâu Ðời Lâu Kiếp: Past Lives.
b. Nghiệp chướng: karmas.
c. Thành Tâm: sincerity.
d. Tham giận kiêu căng: greed and arrogance.
e. Si mê: ignorance.
f. Từ bi gia hộ: compassionately assist.
g. Phiền não: grieves, defilements.
h. Nhiệm mầu: miraculous or supernatural.
i. Minh tâm – Kiến tánh: Pure mind – clearly see through the personality.
k. Luân hồi: “Samsara”, cycle (life and death cycle).
l. Trí huệ: wisdom.
m. Thần thông: supernatural power.
n. Tự tại: content.
This sub-section means in past as well as present lives, we have done many wrong doings. By the Buddha’s teachings, we realize our mistakes. We now vow to repent and never repeat these mistakes. We also vow to do the good deeds. We now pray to the Buddhas for their compassionate assistance to guide us away from the wrong doings and towards the right doings.
3. Ðặng cứu độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng tất cả chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo.
a. Cứu độ: assist.
b. Tôn trưởng: elders.
c. Thân bằng quyến thuộc: relatives.
d. Chúng sanh: beings
This sub-section means that after the ignorance ends, we will assist all other beings attain Buddhahood.
In conclusion, the lesson of Repentance means in front of all Buddha, Dharma, and Shanga, we repent all past mistakes, vow to follow Buddha’s teachings to perform only good deeds, avoid wrong doings. We vows to practice Buddhism diligently and to assist family as well as other beings to reach enlightenment.